Finding Family

June 29, 2016 2016年6月29日
 At 23, photographer/videographer Thuan Tran already has an impressive portfolio. Having shot music videos for performers such as Beyonce, Lil Wayne, A$AP Rocky, and Major Lazer, there’s no doubting Thuan’s talent. However, despite the caliber of artists he’s worked with, his portfolio reflects a grounded perspective, and his personal imagery reveals the people and places that surround and impact him.

Ở tuổi 23, nhiếp ảnh gia/chuyên gia quay phim Thuan Tran đã có một danh mục tác phẩm rất ấn tượng. Không có lý do gì để nghi ngờ tài năng của Thuan, khi anh đã chụp các video âm nhạc cho những nghệ sĩ lừng danh như Beyonce, Lil Wayne, A$AP Rocky, và Major Lazer. Tuy nhiên, trái ngược với đẳng cấp của những nghệ sĩ mà anh đã làm việc cùng, danh mục tác phẩm của anh vẫn phản ánh một thế giới quan thực tiễn, với hình ảnh cá nhân thể hiện những con người và cảnh vật xung quanh đã tác động đến anh.

Though Thuan was raised in Lawrence, Massachusetts, a number of his relatives live in Vietnam. Recently, he paid a visit to his family’s neighborhood in Long Tành. This tight-knit community supports an orphanage, and those with means often donate food and their time to help out. “They most likely are linked to someone who either works there or knows someone who was helped by the orphanage,” Thuan explains. “My cousin has a strong link to it and has donated much of her time to helping the institution.” This cousin connected Thuan to the orphanage and helped him produce a series of photos documenting the women and children that live there.


Mặc dù Thuan lớn lên tại Lawrence, Massachusetts, một số họ hàng của anh vẫn sinh sống tại Việt Nam. Gần đây, anh đã đến thăm gia đình mình ở quận Long Thành. Cộng đồng gắn kết này có hỗ trợ một cô nhi viện, và những người có điều kiện vẫn thường quyên góp thực phẩm và thời gian để giúp đỡ cô nhi viện này. “Nhiều khả năng họ có quan hệ với một ai đó đã từng làm ở đó, hoặc biết một ai đó được giúp đỡ bởi cô nhi viện này,” Thuan giải thích. “Chị/em họ của tôi rất thân với cô nhi viện và đã dành rất nhiều thời gian của cô ấy để giúp họ.” Người chị/em họ này đã giới thiệu Thuan với cô nhi viện và giúp anh sản xuất một loạt ảnh ghi lại những người phụ nữ và trẻ em sinh sống ở đó.

He sees the project “as a visual comparison of how children of lesser fortune at this orphanage value education and the simpler joys of life, as opposed to our current generation’s children in the Western culture,” Thuan shares. “I wanted my little sister and younger cousins to look at these photos and appreciate how fortunate they are to grow up in a society where education is a mandatory thing, not to mention being a part of real loving, conventional families.” The result of his time in Vietnam is a collection of portraits that reveal stories — histories that contain pain but also love, hope, and joy.


Anh coi dự án này “như là một hình ảnh so sánh về cách những trẻ thiếu may mắn ở cô nhi viện này coi trọng giáo dục và những niềm vui đơn giản trong cuộc sống, trái ngược với thế hệ trẻ em hiện tại ở các nền văn hóa Tây phương,” Thuan chia sẻ. “Tôi muốn em gái mình và những người em họ khác nhìn vào những bức ảnh này và cảm nhận được sự may mắn của các em vì đã lớn lên trong một xã hội ở đó giáo dục là quyền lợi bắt buộc, chưa nói đến việc là một thành viên trong gia đình truyền thống, yêu thương.” Kết quả của chuyến đi Việt Nam này là một bộ sưu tập chân dung kể những câu chuyện — lịch sử có chứa nỗi đau, nhưng đồng thời vẫn nói lên tình yêu thương, hi vọng và niềm vui.

During his time at the orphanage, Thuan observed children being well cared for and loved by the staff and one another. The kids were perfectly content doing chores and attending daily classes. “Every staff member knew every child’s name,” Thuan says. “It seemed like a giant family, each member as vital and loved as the next.”


Trong thời gian ở tại cô nhi viện, Thuan đã quan sát các em được chăm sóc tốt và được yêu thương bởi các nhân viên, cũng như lẫn nhau. Các em rất sẵn lòng làm việc nhà và tham gia các lớp học hàng ngày. “Mỗi nhân viên đều biết rõ tên của tất cả các trẻ,” Thuan cho biết. “Đó thật sự là một gia đình khổng lồ, mỗi thành viên đều là thiết yếu và được yêu thương như nhau.”

While the orphanage in Vietnam is full of children, it’s also home to elderly women. “These older women are generally grandmothers who have lost their families or have been alone for a majority of their lives,” says Thuan. “They are taken into the orphanage and cared for just as carefully as the infants are.” Others are women who grew up in the orphanage themselves and have remained there, helping the staff and working in exchange for housing. “Some of the healthier women will help with cooking food, gardening, and cleaning.”


Tuy cô nhi viện ở Việt Nam có rất nhiều trẻ em, nhưng đây cũng là nhà của các phụ nữ cao tuổi. “Những người phụ nữ cao tuổi này thường là người đã mất gia đình hoặc chịu cô đơn trong phần lớn cuộc đời của họ,” anh giải thích. “Họ được đưa vào cô nhi viện và được chăm sóc cẩn thận như các em nhỏ ở đây.” Những người khác là các phụ nữ đã lớn lên ở cô nhi viện và ở lại đó để làm việc và giúp đỡ các nhân viên để đổi lấy chỗ ăn ở. “Một số phụ nữ khỏe mạnh hơn sẽ giúp đỡ việc bếp núc, làm vườn và dọn dẹp.”

While the women who have spent their lives in this orphanage didn’t share much with Thuan about their childhoods, “they did mention that they feel blessed for having the orphanage as a place where they can eat home-cooked food and have a warm place to sleep at night,” Thuan shares. “In my opinion, had I not already known these women grew up here, I would not have been able to tell the difference between them and the workers who all had families and homes outside of the orphanage. I feel they were as content and loved as any other family member may feel.”


Tuy các phụ nữ đã sống cả đời ở cô nhi viện này không chia sẻ quá nhiều với Thuan về thời thơ ấu của họ, “các chị có nói rằng họ cảm thấy thật may mắn vì đã có cô nhi viện, một nơi mà ở đó họ có thể thưởng thức các bữa cơm gia đình và một chiếc giường ấm cúng để ngủ vào ban đêm,” anh chia sẻ. “Nói thật, nếu tôi không biết rằng những người phụ nữ này đã lớn lên ở đây, tôi sẽ không thể nhận ra sự khác nhau giữa họ và những nhân viên có gia đình và cuộc sống ngoài cô nhi viện. Tôi cảm nhận được rằng họ cũng mãn nguyện và được yêu thương như bất kỳ thành viên gia đình nào khác.”

Thuan was surprised and delighted to realize that the women and children in the orphanage were welcoming of him and his camera. “One would think going into an orphanage with a camera would result in some reluctant reactions,” he says, “but everyone seemed to gravitate to the camera.” In particular, the older women were grateful to Thuan, because in their eyes, he was bringing their stories to America, informing others about their situation. Many of the women were extremely open with Thuan, inviting him to photograph them. “I believe they feel like it’s a compliment for someone to take a photo of them. A lot of the women insisted we give them some more time to get ready for the photo.”


Thuan rất ngạc nhiên và vui mừng khi biết rằng những phụ nữ và trẻ em ở cô nhi viện đã rất chào đón anh và chiếc máy ảnh của anh. “Tôi cứ nghĩ rằng việc đi vào một cô nhi viện với một chiếc máy ảnh sẽ dẫn đến một số phản ứng miễn cưỡng,” anh cho biết, “nhưng cứ như thể tất cả mọi người đều bị máy ảnh thu hút vậy.” Cụ thể, các phụ nữ lớn tuổi rất trân trọng Thuan, bởi trong mắt họ, anh đang mang câu chuyện của họ đến Hoa Kỳ để thông báo với những người khác về cuộc sống của họ. Rất nhiều người phụ nữ này đã rất cởi mở với Thuan và mời anh chụp ảnh họ. “Tôi tin rằng họ cảm thấy được chụp ảnh cũng như là một lời khen ngợi vậy. Rất nhiều người đã khăng khăng yêu cầu chúng tôi cho họ thêm thời gian để chuẩn bị cho chụp ảnh.”

Someday, Thuan hopes to return to the orphanage to see how the women and children are doing. “It would be a dream to show these children their photos on a website, and show them that their stories have been heard, and they have been seen by the world,” he says. “I feel like this would be something that would inspire the children to strive and excel in their studies, having the knowledge that their voices are able to reach the masses.”


Một ngày nào đó, Thuan hi vọng sẽ được quay lại cô nhi viện để xem những người phụ nữ và các em nhỏ đang sinh sống như thế nào. “Ước mơ của tôi là cho các em thấy tấm ảnh của chúng trên một website, và cho các em thấy rằng cả thế giới đã lắng nghe và biết đến các em,” anh chia sẻ. “Tôi cảm thấy điều này sẽ tạo động lực để các em cố gắng và hoàn thành tốt việc học, bởi các em sẽ biết rằng tiếng nói của mình có thể vươn đến tất cả mọi người.”

Thuan regularly uses VSCO Film® 05, falling back on the Kodak Ultramax 800 +++, Agfa Vista 100+++, Kodak Gold +++, and Kodak Ultramax 800 Cool presets. “I feel like some of the filters bring out the emotion of the photo so much more than any other form of color correction,” he says. Within VSCO Cam®, Thuan’s favorite presets are M3,M5, M4, S1, S3, K1, K2, N2, and A5.


Hiện tại, Thuan thường sử dụng phim VSCO Film® 05, và dự phòng các phim thiết lập sẵn Kodak Ultramax 800 +++, Agfa Vista 100+++, Kodak Gold +++, Kodak Ultramax 800 Cool. “Tôi cảm thấy một số bộ lọc này làm nổi bật cảm xúc của bức ảnh hơn tất cả những kỹ thuật chỉnh màu sắc khác,” anh cho biết. Trong VSCO Cam®, các thiết lập sẵn ưa thích của Thuan là M3,M5, M4, S1, S3, K1, K2, N2, và A5..

This story is part of a content partnership and media exchange between Neocha and VSCO®. To see more of VSCO’s Asia content on Neocha, click here.


Câu chuyện này là một phần trong hợp tác nội dung và trao đổi truyền thông giữa Neocha và VSCO®. Để xem thêm các nội dung của VSCO Châu Á trên Neocha, hãy nhấn vào đây.

Vimeo~/thuantran

 

Media Partner: VSCO®
Photographer: Thuan Tran
Images & Text Courtesy of VSCO Grid®


Vimeo~/thuantran

 

Đối tác Truyền thôngr: VSCO®
Nhiếp ảnh gia: Thuan Tran
Ảnh & Nội dung được cung cấp bởi VSCO Grid®