Nhu Duong is a Swedish Vietnamese fashion designer whose work blends sparse minimalism with traditional Asian craftsmanship. Her style is an intriguing mix of futuristic lo-fi with primarily androgynous forms, but at the same time, feminine characteristics are subtly highlighted in all the details. The daughter of a kung fu master and a tailoress, Nhu was born in Ho Chi Minh City and later immigrated to Sweden at the age of seven. After studying fashion in Florence and Stockholm, Nhu went on to work at Acne Studios. She has debuted her work at fashion week and won numerous emerging talent awards. Neocha recently spoke to Nhu as she prepared for her new Spring/Summer 2016 collection.
Nhu Duong là một nhà thiết kế thời trang người Thụy Điển gốc Việt với phong cách kết hợp chủ nghĩa tối giản và nghệ thuật truyền thống châu Á. Phong cách của cô là một sự hài hòa say đắm giữa âm thanh của tương lai cùng những chi tiết nữ tính và lưỡng tính. Là con gái của một thầy dạy võ và cô thợ may, Nhu sinh ra ở Thành phố Hồ Chí Minh và di cư đến Thụy Điển khi mới 7 tuổi. Sau khi học thời trang ở Florence và Stockholm, Nhu đã đi làm ở Acne Studios. Cô đã ra mắt ở tuần thời trang và giành được nhiều giải thưởng cho tài năng mới nổi cho các sản phẩm của mình. Chúng tôi đã có dịp nói chuyện với Nhu khi cô chuẩn bị cho mùa Spring/Summer 2016.
Neocha: You have a unique background being Vietnamese, Swedish, the daughter of a kung fu master and a tailoress. Did all of these factors come together to form the backdrop to your work? What do you think you would be doing if you were not a fashion designer?
Nhu: When you move to a new country as a child – as I emigrated from Vietnam to Sweden, you naturally try your best to adjust to new surroundings and to a certain degree reinvent yourself. Fashion can be a very direct expression of that, taking things you know from one cultural context and putting them in another. I wanted to be a fashion designer and started playing with clothing from an early age – for me, it was a form of role playing. I think that both the performative and the bodily aspect of my dad has been an influence to me, as well as the craft and improvised approach of making clothes that my mother goes with. If I didn’t choose this path, maybe I would have become an actress.
Neocha: Chị có một nền tảng khá độc đáo là người Việt, đồng thời cũng là người Thụy Điển, con của một thầy dạy võ và một cô thợ máy… liệu tất cả những yếu tố này có kết hợp với nhau để tạo nên nền tảng cho những tác phẩm của chị hay không? Chị sẽ làm gì nếu không phải là một nhà thiết kế thời trang?
Nhu: Nếu bạn từng di cư đến một đất nước mới khi còn là một đứa trẻ – như tôi đã di cư từ Việt Nam đến Thụy Điển – hiển nhiên bạn sẽ luôn cố gắng để thích ứng với môi trường mới và đến một chừng mực nào đó, sáng tạo nên một con người mới của bạn. Thời trang có thể là một sự diễn đạt rõ ràng nhất về điều này, đưa những thứ mà bạn có thể biết từ một ngữ cảnh văn hóa và đặt nó vào một không gian khác. Tôi đã luôn muốn được làm một nhà thiết kế thời trang và thích chơi với quần áo từ sớm, bởi đối với tôi nó là một dạng của trò chơi đóng vai. Tôi nghĩ rằng cả hai khía cạnh biểu hiện và cơ thể của Bố, cũng như nghệ thuật và những cách may quần áo sáng tạo của Mẹ đã có ảnh hưởng đến phong cách của tôi. Nếu tôi không chọn con đường này, có thể tôi đã trở thành một diễn viên.
Neocha: What are your influences in fashion? How should one feel when wearing your clothes?
Nhu: On the one hand, I often directly experiment with clothes and materials on myself. In this regard, styling becomes an important part of my process. The ability to change garments by mixing and matching them is intriguing. On the other hand, I get a lot of inspiration from my friends around me – especially the ones who do not work directly in fashion, such as artists and musicians. I like to look at how other people actually wear my clothes and integrate them into their own wardrobe. I am interested exactly in this transformative power of fashion.
Neocha: Ai là người đã có ảnh hưởng đến chị trong lĩnh vực thời trang? Một người sẽ có cảm giác thế nào khi mặc quần áo của chị?
Nhu: Một mặt, tôi thường tự mình thử nghiệm với quần áo và vật liệu. Xét về khía cạnh này, tạo mẫu phong cách đã trở thành một phần quan trọng trong quá trình của tôi, thay đổi trang phục theo cách phối đồ. Mặt khác, tôi nhận được rất nhiều cảm hứng từ những người bạn quanh mình, đặc biệt là những người không làm việc trực tiếp trong ngành thời trang như các nghệ sĩ và nhạc sĩ. Tôi thích nhìn ngắm cách mà mọi người mặc quần áo của tôi và tích hợp chúng vào tủ quần áo của họ. Nói một cách chính xác, tôi rất quan tâm đến sức mạnh chuyển hóa này của thời trang.
Neocha: Are there any new directions you are exploring, or what are some of your current obsessions? What do you look at or immerse yourself in for inspiration?
Nhu: The most fascinating thing about fashion is that it is positioned at the crosspoint of many cultural fields – ranging from art and music to architecture and business. I think this is where the aspect of collaboration becomes important in my work, it allows me to open up my process and question the limits of fashion. It’s rather fascinating to see how context can change the perception of your work. In my opinion, the principle of collaboration challenges or rather extends traditional notions of the fashion designer.
Neocha: Liệu chị có đang khám phá hoặc ám ảnh với một chiều hướng mới nào không? Chị thường xem hay đắm chìm vào một thứ gì để tìm cảm hứng?
Nhu: Một điểm thú vị của thời trang, là nó được đặt tại giao điểm của rất nhiều lĩnh vực văn hóa, từ nghệ thuật và âm nhạc đến kiến trúc và kinh doanh. Tôi cho rằng đây chính là điểm mà khía cạnh hợp tác trở nên quan trọng trong công việc của mình, cho phép tôi nhìn bao quát được quy trình của mình và đặt câu hỏi về giới hạn của thời trang. Việc chứng kiến cách mà ngữ cảnh có thể thay đổi nhận thức về công việc của bạn thật sự rất thú vị. Theo quan điểm của tôi, nguyên tắc hợp tác sẽ thách thức, hoặc chính xác hơn là mở rộng các quan niệm truyền thống của một nhà thiết kế thời trang.
Neocha: In this era of fast fashion, cult brands, and information at one’s fingertips via the internet, what are the challenges of being a fashion designer today? Who do you look up to?
Nhu: The internet has made fashion much more accessible. Now everybody can check fashion shows online and look through archives of imagery, which creates a heightened awareness about the history of fashion. At the same time, it was never this easy to reach a global audience and this has allowed me to experiment with different methods of producing, presenting and distributing fashion. I’m hoping to develop a sustainable model to produce fashion that’s beyond seasons and in my own pace. On one hand, I respect Rei Kawakubo for her creative approach towards branding; on the other hand, I admire Azzedine Alaïa for his timeless dedication to craft beyond season.
Neocha: Trong kỷ nguyên Internet, thời trang ăn liền và các thương hiệu được tôn thờ, các thách thức mà một nhà thiết kế thời trang phải đối mặt ngày nay là gì? Chị có thầy cô giáo hay ai đó hỗ trợ phát triển sản phẩm của mình không?
Nhu: Internet đã giúp thời trang trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Giờ đây, tất cả mọi người đều có thể xem các buổi trình diễn thời trang trực tuyến và tra cứu hồ sơ hình ảnh, tạo nên một cảm nhận cao hơn về lịch sử của thời trang. Cùng lúc đó, việc tiếp cận khán giả trên toàn cầu chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế này và nó đã cho phép tôi thử nghiệm với các phương thức sản xuất, trình bày và phân phối thời trang khác nhau, hi vọng sẽ phát triển được một mô hình bền vững để sản xuất thời trang, vượt qua giới hạn các mùa và theo nhịp độ riêng của tôi. Mặt khác, tôi tôn trọng những người như Rei Kawakubo vì phương pháp tiếp cận sáng tạo của bà đối với thương hiệu; tôi cũng rất ngưỡng mộ những người như Azzedine Alaïa vì sự tận tụy không ngừng nghỉ của ông đối với nghệ thuật vượt quá giới hạn của mùa
Neocha: What has your experience as an Asian female designer in the fashion world been like? What advice would you give to young designers fresh out of school today?
Nhu: My background influences me personally. You may even recognize different cultural influences in my work. However, this is not really something I really think about or try to thematize. I think it is more important to reinvent yourself, to break away from classical stereotypes of gender and race as my own points of reference are actually way more complex and fragmented. I think one should question one’s own motives for creating fashion in the first place, and in doing so, foster a critical dialogue on the role of fashion and its history.
Neocha: Trải nghiệm của chị với tư cách là một nữ thiết kế gốc châu Á trong thế giới thời trang? Chị có lời khuyên nào cho các nhà thiết kế trẻ mới tốt nghiệp ngày nay?
Nhu: Nguồn gốc của tôi đã có ảnh hưởng cá nhân đến phong cách của tôi. Bạn thậm chí còn có thể nhận thấy các ảnh hưởng văn hóa khác trong những tác phẩm của tôi, tuy nhiên đây không phải là một điều gì đó mà tôi thật sự nghĩ đến, hay cố gắng chủ đề hóa. Tôi nghĩ việc quan trọng hơn cả là hãy sáng tạo lại bản thân bạn, để thoát khỏi những quan niệm rập khuôn cổ điển về giới tính và chủng tộc, bởi các điểm tham chiếu của tôi luôn phức tạp và phân mảnh hơn thế rất nhiều. Tôi nghĩ rằng một người trước hết nên đặt câu hỏi đối với động lực học thời trang của chính họ, và qua đó phát triển một cuộc hội thoại thiết yếu về vai trò và lịch sử của thời trang.
Website: nhuduong.com
Contributor: Jia Li
Photographer: Marie Angeletti
Images Courtesy of Nhu Duong & Marie Angeletti
Trang mạng: nhuduong.com
Người gửi bài: Jia Li
Nhiếp ảnh gia: Marie Angeletti
Ảnh do Nhu Duong & Marie Angeletti cung cấp